1. Savoring/tận hưởng
Savoring có nghĩa là thưởng thức hay tận hưởng. Hành động savoring như một cách ta tách ra khỏi bản thân trong trải nghiệm đang có, để nhìn nhận,trân trọng và cảm nhận trọn vẹn trải nghiệm đó bằng các phương tiện, giác quan khi nó đang diễn ra. Theo cá nhân mình đánh giá, việc này giống như cho phép bản thân enjoy trải nghiệm này bằng nhiều tầng lớp (từ sinh lý, tâm trí, các hình thức cảm nhận bằng giác quan, …) thậm chí trong lúc nó đang diễn ra. Việc này sẽ tăng gấp đôi, hoặc gấp nhiều lần hiệu ứng mà nó mang lại. Chính vì vậy mà nó giúp chúng ta ít bị hedonic adaptation, còn gọi là vòng xoáy hưởng lạc. Hedonic Adaptation được biết đến như sự nhanh chóng thích nghi của con người với những giá trị vật chất hay có thể hiểu đơn giản là sự ngắn ngủi của niềm vui có được khi ta mua một thứ vật chất mà bản thân mình cho là sẽ rất hạnh phúc khi có được nó, như cái nhà, chiếc xe đời mới, iphone mới ra mắt,…
Thưởng thức giúp tâm trí chúng ta đỡ lan man, lạc đi ở một nơi nào khác và rất hữu ích cho việc sống ở hiện tại. Có thể tưởng tượng, đơn giản ta đang có một sự việc ở hiện tại để giữ chân, thì việc savoring/thưởng thức giúp tạo thêm một hoặc nhiều lớp lớp bảo vệ nữa, giúp cho các bộ phận, giác quan và đặc biệt là tâm trí dễ lộng hành của chúng ta được yên phận. Một khi biết cách thưởng thức một khoảng khắc trọn vẹn, ta tự nhiên sẽ thấy biết ơn hơn vì chính mình đang được đắm chìm trong những khoảnh khắc quý giá của cuộc sống.
Cách luyện tập savoring
Việc thưởng thức cuộc sống có thể dể dàng tập luyện, bắt đầu đơn giản bằng việc sống tích cực để tạo ra những khoảnh khắc mà ta muốn thưởng thức một cách chân thành và trọn vẹn:
- Tham gia một hoạt động tích cực và thử dành một giây trong lúc đó để suy nghĩ về việc tại sao trải nghiệm này lại khiến chúng ta hạnh phúc.
- Dùng điện thoại để ghi lại khoảnh khắc của sự kiện đó cũng là một cách để tạo thói quen thưởng thức và giúp chúng ta ghi nhớ lại việc này sau đó.Cá nhân mình trước đây thường có xu hướng khá anti và tiêu cực đối với việc cầm điện thoại và chụp lại một khoảnh khắc nào đó vì cơ bản mình nghĩ tại sao người ta lại chọn cách gián đoạn một khoảnh khắc tuyệt vời bằng việc digitalize hay chụp ảnh để post lên đâu đó. Susan Sontag có nói trong On Photography, việc nhiếp ảnh phát triển và trở nên đại chúng hóa thông qua chiếc điện thoại smartphone cho phép con người có thêm một sự lựa chọn để phản ứng trước một tình huống hay một sự kiện xảy ra trước mắt. Trước đây, khi nhìn thấy một tai nạn diễn ra, ta có thể chọn lao vào giúp đỡ, chạy tránh ra thật xa, gọi người có thể tới giúp, đứng nhìn. Còn bây giờ ta có thêm một lựa chọn nữa, đó là giờ điện thoại lên và ghi lại nó. Cùng suy nghĩ đó, mình tin rằng việc chụp ảnh không gây gián đoạn một trải nghiệm, nó cơ bản chỉ tạo cho bản thân thêm một phương tiện trải nghiệm, cũng như các giác quan mà ta có. Việc ghi lại cho ta cơ hội trải nghiệm lại cảm giác đó một lần nữa. Cũng không tệ lắm đặc biệt là đối với các trải nghiệm “xịn xò”.
- Theo dõi những việc mà ta đã “thưởng thức” được trong một ngày.Việc theo dõi sẽ tạo thêm động lực cho thói quen thưởng thức được hình thành tại khoảnh khắc của nó. Đây cũng là lý do của daily journal ra đời. Và Nhật ký này nên đơn thuần dành cho bản thân, vì khi đó ta không bị phân tâm bởi việc nhào nặn khoảnh khắt đó trở thành như ta mong muốn được người khác nhìn thấy. Đây là một cái bẫy rất dễ mắc phải.Bản thân mình có tạo một list những việc khiến mình thấy vui và hạnh phúc khi thực hiện. Và nhờ vậy mà mình luôn ghi nhớ để dành ít thời gian và thực hiện những việc đó. Động lực này ít nhiều xuất phát từ tính mê thành tích của mình ^^ (high-achiever)
2. Gratitude/lòng biết ơn
Việc trải nghiệm cảm giác biết ơn có thể giúp chúng ta cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, tăng hệ miễn dịch cũng như giảm áp lực lưu thông máu. Lòng biết ơn cho ta cảm giác quý trọng những gì mình đang trải qua, quý trọng những mối kết nối xã hội, sự kết nối bên trong bản thân và đón nhận cũng như buông bỏ dễ dàng với những điều không như ý xảy ra trong cuộc sống.
Tương tự như thưởng thức một sự việc trong cuộc sống, thì trải nghiệm cảm giác biết ơn cũng có thể tập luyện để trở thành một thói quen thông qua việc theo dõi, ghi chép lại, hoặc chụp ảnh trong những khoảnh khắc khiến ta thấy biết ơn. Bằng cách đó, ta có một chứng cứ để gợi nhớ, nhắc ta về chính cảm giác tốt đẹp mà ta đã trải qua khi đó. Hình ảnh, mùi hương, một chiếc lá hay vài dòng viết về trải nghiệm đó cũng có thể giúp ta rất nhiều để ghi nhớ những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Trải nghiệm cảm giác biết ơn có thể xem như một trong những cách thưởng thức khoảnh khắc tốt nhất mà ta có thể làm được.
3. Những thứ tưởng chừng sẽ khiến mình hạnh phúc khi có được (nhưng lại thường là không mấy hiệu quả):
- Công việc tốt.Chúng ta thường cho rằng khi có được việc mà mình mong muốn, chúng ta sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và mức độ tăng về chỉ số hạnh phúc sẽ lên vọt. Và tương tự, đối với việc khi không nhận được một công việc mình mong muốn, chúng ta sẽ thất vọng, mức độ giảm sút về hạnh phúc cũng sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu không cho thấy điều nêu trên.Gần đây mình xem phim Soul. Nội dung phim khá hay và đưa ra nhiều vấn đề về mặt tâm lý mà mình rất quan tâm. Mặc dù cá nhân mình cảm thấy phim Pixar đang bị rơi vào việc lợi dụng các đề tài tâm lý nóng hổi để khai thác khi mà xã hội đang lạc lõng và bám víu vào việc philosophising problem của mình. Mình thích cách pixar đã khai thác tiến trình phát triển tâm lý của nhân vật, đặc biệt là khi Joe kết thúc màn biểu diễn thần thánh, nơi mà ông nghĩ sẽ thay đổi cuộc đời mình, nhưng điều ông nhận lại được thì hoàn toàn không đúng như những gì ông nghĩ. Bước khỏi sân khấu, vẫn là mình như trước khi lên sân khấu, vẫn là chuyến tàu điện ngầm cũ quay về nhà, vẫn là những con người tương tự trên tàu, … Bởi lẻ, một sự thay đổi trong công việc không phải là điều kiện duy nhất để thay đổi mọi thứ khác trong cuộc sống.
- Tiền.Vấn đề này thật khó để đưa ra một câu trả lời thích đáng mà không gây tranh cãi. Tiền là điều căn bản trong cuộc sống, một concept để đo lường giá trị và đổi lấy giá trị. Người ta đắm chìm trong câu hỏi tiền bao nhiêu là đủ, và thường không dễ dàng tìm được câu trả lời. Với cá nhân mình, tiền nhiều hay tiền ít không quan trọng bằng việc nó đổi được giá trị gì. Và câu hỏi đặt ra là, giá trị đó liệu có mang lại hạnh phúc (đây là điều mình đang hi vọng tìm được sau khi hoàn thành khoá học 10 tuần này của Coursera, mặc dù đã bị rớt lại khá nhiều tuần -.-)
- Giá trị vật chất, tình yêu đích thực, thân hình nóng bỏng, hay điểm tốt.(Mình sẽ nói tiếp ý này một chút ở phần sau của bài)
4. Những đặc điểm phiền phức của tâm trí:
- Chỉ số hạnh phúc đã được ghi khắc trong gene. Bạn chỉ có thể là loại “ly nước nửa đầy” hoặc “ly nước nửa vơi”
- Hoàn cảnh sống chen ngang và có khi sẽ lật mọi thế cờ
Hoặc có thể là sự cân bằng giữa cả 2.Theo như nghiên cứu được đề cập trong khoá học thì đúng là 2 yếu tố trên có ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc. Và mức độ cũng đáng bất ngờ là l hoàn cảnh cuộc sống chỉ ảnh hưởng 10% . Một bất ngờ khác nhưng đối với bản thân mình lại cảm thấy rất hợp lý đó là (dấu • thứ 3) - Hành động và suy nghĩ sẽ ảnh hưởng 40% đến mức độ hạnh phúc của chúng ta. Và thật may mắn là, đây cũng là yếu tố duy nhất chúng ta có thể chủ động kiểm soát được trong số 3 yếu tố kể trên.
Chính từ điểm này mà mình tiếp tục nói về ý (dấu • thứ 3) ở mục 3 :Giá trị vật chất, tình yêu đích thực, thân hình nóng bỏng, hay điểm tốt. Đây chính là yếu tố life circumstance – hoàn cảnh sống được nói đến phía trên, nó đúng là sẽ khiến mình trở nên hạnh phúc hơn, nhưng chỉ 10% trong số đó mà thôi. Và việc thay đổi những thứ kể trên lại khó hơn rất nhiều so với việc thay đổi hành động và suy nghĩ của bản thân. (Mình không phủ nhận việc thay đổi hoàn cảnh sống, chúng ta luôn vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn và điều này là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên, không nhất thiết phải quá lệ thuộc vào yếu tố này trong tiến trình cải thiện mức độ vui sống của bản thân)
Để hiểu được làm thế nào có thể tập trung vào hành động và suy nghĩ nhằm cải thiện 40% có thể tác động này, thì mời các bạn hoặc học khoá The science of wellbeing của Coursera cho nhanh, hoặc đợi mình rùa qua những tuần kế tiếp.
Sự học dài hơi, chậm nhưng mà chắc, hạnh phúc cũng vậy, từ từ có cũng chẳng sao, miễn có đủ lòng tin rằng, hạnh phúc rùa như thế nào cũng sẽ tới được đích cần đến.
Leave a reply